• Trong quá trình tìm việc làm, có rất nhiều chuyện “dở khóc dở cười” mà các ứng viên vô tình gặp phải. Mỗi câu chuyện lại cho chúng ta một bài học kinh nghiệm. Hãy đọc để biết chắc mình không bao giờ gặp phải những chuyện như thế.
  • Tìm việc làm là giai đoạn dễ gây tình trạng căng thẳng, dẫn đến việc tự bản thân chúng ta làm hỏng đi cơ hội của mình. Hiện nay, có nhiều nguồn tham khảo và học hỏi để nâng cao kỹ năng quan trọng này. Những câu chuyện thực tế của người đi trước cũng là một phương tiện hữa ích.
  • Trong quá trình tìm việc làm, có rất nhiều chuyện “dở khóc dở cười” mà các ứng viên vô tình gặp phải. Mỗi câu chuyện lại cho chúng ta một bài học kinh nghiệm. Hãy đọc để biết chắc mình không bao giờ gặp phải những chuyện như thế.
  • Câu chuyện thứ nhất: Mọi việc không phải bao giờ cũng như tôi nghĩ
    Đã từ nhiều tháng nay tôi tìm cho mình một công việc khác và rồi cuối cùng tôi cũng thực hiện được ý định của mình. Ngay lập tức, tôi xin nghỉ công việc hiện tại để chuẩn bị đi làm ở công ty mới. Nhưng rồi tôi bỗng nhận được điện thoại từ người tuyển dụng. Anh ta nói công ty đang phải đánh giá lại tình hình tài chính và họ đành huỷ bỏ vị trí tuyển dụng của tôi.
    Quá hốt hoảng, tôi vội vàng quay lại công ty cũ để xin rút lại quyết định nghỉ việc. Sau rất nhiều vặn vẹo, cuối cùng tôi đành phải nói thật với sếp câu chuyện bi hài của mình. Sếp có lẽ đã thương hại tôi, ông ấy chấp nhận cho tôi làm một tháng, đủ để tôi tìm một công việc khác. Ông ấy không đời nào muốn có một nhân viên như thế.
    Khi bạn chưa thật sự bắt đầu một công việc mới, hãy chuẩn bị những phương án dự phòng để tránh tình trạnh bất ngờ xảy ra, đẩy bạn vào thế bị động. Luôn luôn chắc chắn với lời đề nghị cho công việc mới trước khi bạn từ bỏ vị trí làm việc hiện tại. Những người có kinh nghiệm tìm việc còn khuyên, tốt nhất bạn hãy xin phép nghỉ trong khoảng 3 ngày và tranh thủ tiếp cận trực tiếp công việc mới. Vì bạn không thể biết việc làm mới đó có thật sự phù hợp với mình không.
  • Câu chuyện thứ 2: Ác mộng trên đường phố
    Tôi được gọi đến một buổi phỏng vấn tuyển nhân viên tiếp thị bán hàng. Quá trình phỏng vấn là ra ngoài phố cùng với một nhân viên của công ty để bán sản phẩm, sau đó sẽ có người phỏng vấn tôi về mục tiêu và mơ ước nghề nghiệp. Đến bữa trưa, anh nhân viên này hỏi mượn tôi tiền ăn trưa và tôi đành ngậm ngùi đồng ý. Giai đoạn cuối cùng của buổi phỏng vấn là lễ bế mạc cho buổi bán hàng có sự tham gia của các nhân viên tiếp thị công ty và tôi thì không được gọi tham dự. Họ hò hát, vỗ tay, hô khẩu hiệu của công ty. Đến đây thì tôi đã hiểu và chỉ còn nước chuồn thẳng
    Trước khi đến phỏng vấn bạn nên hỏi thông tin về vai trò và vị trí tuyển dụng. Đặc biệt bạn cần nắm rõ thông tin công ty mới để tránh tình trạng bạn bị rơi vào các trường hợp tuyển dụng lừa đảo.
  • Câu chuyện thứ 3: Con ong chưa biết cách tìm mật
    Tôi đã đi một chặng đường dài để đến buổi phỏng vấn. Khi vào phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi tôi một câu duy nhất: “Bạn có thể tự giới thiệu về bản thân?”. Sau 90 giây trả lời câu hỏi, tôi đề xuất một vài câu hỏi. Tôi hỏi rất kỹ về người phỏng vấn và về công ty. Cuối cùng, tôi rời phòng mà không thấy ấn tượng gì cho lắm.
    Bạn nên tìm hiểu trước về công ty, chuẩn bị cho mình những câu hỏi trong buổi phỏng vấn để thể hiện được khả năng và sự quan tâm của bạn đến công việc.
  • Câu chuyện thứ 4: Niềm tin không có căn cứ
    Sau khi tôi nộp hồ sơ vào vị trí quản lý bán hàng của một công ty, tôi đã nhận được lời mời phỏng vấn. Trong đó họ cho biết sẽ có hai nhà quản lý bán hàng cấp cao phỏng vấn tôi. Mặc dù tôi cũng đã nghe thấy những lời đồn đại rằng công việc làm ăn của công ty này gần đây không được tốt lắm, tôi vẫn quyết định tham gia buổi phỏng vấn.
    Khi đến nơi tôi mới phát hiện ra địa chỉ họ cung cấp không phải là văn phòng của công ty mà là một căn nhà cho thuê giá rẻ, số phòng họ đưa không phải là một phòng họp mà là một phòng khách. Tôi được tiếp đón bởi hai người đàn ông cục cằn ăn mặc không gọn gàng cho lắm cùng với vô số tờ rơi quảng cáo của công ty. Sự thật đến đây thì đã rõ.
  • Hãy cân nhắc những lời khuyên của người thân. Mọi cảm giác của bạn không hoàn toàn có căn cứ. Hiện nay, có rất nhiều cách để nhận diện quy mô vá đánh giá tình hình công ty. Nếu rơi vào tình trạng này thì ít ra bạn vẫn may mắn, vì kịp nhìn rõ sự việc và tìm đường lui cho sự nghiệp tương lai của mình.
  • Tìm việc không chỉ đơn thuần là bạn tìm 1 vị trí, 1 công ty và đến phỏng vấn. Trường hợp “nhảy việc” thường xuyên có nguyên nhân chính do bản thân bạn chưa biết cách đánh giá chất lượng của công ty, dẫn đến tình trạng thất vọng và chán nản trong công việc.
    Theo Lookjob.vn